Home



Ách X́ Lăo Lăo

Dư âm một cơi tà dương

Thầy Subhuti về tới cốc của ḿnh th́ trời bắt đầu vào khuya. Sau thời công phu,  thầy vẫn chưa thấy cần đi nghỉ  nên ḷ ḍ t́m ḥn đá cọ lửa  mồi  ngọn đèn bấc đặt trên án thư, thầy ngồi xuống mở quyển kinh đang dịch tiếp tục công việc dở dang.  Đêm nay khí hậu thật dễ chịu, thầy đứng dậy đi ṿng sang phải đưa tay đẩy cánh cửa liếp bên cạnh án thư, mở ra cho thông thoáng và trở về chỗ cũ, cứ như thế, thầy miệt mài làm việc, ghi ghi chép chép. Không biết thời gian đă trải qua bao lâu, khi mấy hàng Phạn văn ngoằn ngoèo trong kinh tạng chập chờn dưới ánh đèn dầu leo loét  làm thầy  hơi hoa mắt, thầy cảm thấy cần phải đi kinh hành một ṿng, thầy  khép hờ cánh  cửa rồi bước ra. Khung cảnh bên ngoài thật huyễn hoặc, sao khuya nhấp nháy cuối trời, hơi sương mát lạnh, thoang thỏang mùi hương chiên đàn đâu đó, hướng mắt về phía đại học Nalandà,  thầy thấy nơi ấy cũng đă hoàn toàn ch́m trong bóng tối. Đi mấy ṿng dường như đă tỉnh hẳn ra, thầy men lối cũ trở về biệt cốc. 

Vừa đưa tay toan đẩy cửa bước vào cốc th́ thầy khựng lại, dường như có chút ǵ đó khác lạ, thầy vẫn có thói quen vốn chẳng bao giờ đóng kín cửa mà chỉ khép hờ, nhưng bây giờ dường như có ai đó đă xê dịch  cánh cửa đi một tí rồi, lại thoang thỏang một mùi hương rất đỗi quen thuộc, ah, phải rồi, hương sen, lại sen ướp trà mà thầy vẫn hay nhâm nhi mỗi khi ...cao hứng, thầy lấy làm lạ quá, đứng tần ngần một lúc rồi thầy quyết định, thôi th́, chẳng lẽ cốc của ḿnh mà ḿnh lại không dám vào xem coi động tịnh, đứng đây măi được sao? Và rồi, thầy đẩy cửa bước vào.

Thầy không khỏi ...há hốc kinh ngạc khi phát giác ra tại án thư của thầy, bên cạnh ngọn đèn leo loét, đối diện với chiếc ghế thầy vẫn ngồi, chập chờn trong ánh đèn dầu, có một bóng người đang ngồi cũng vừa đứng dậy, trên án thư, một cỗ trà cụ đầy đủ chén tống chén quân khói lên nghi ngút, thảo nào. Thầy c̣n ngần ngừ chưa biết nên tiến thoái ra sao th́ cái bóng ấy càng lúc càng đến gần thầy hơn, th́ ra là một lăo phụ, hai tay lăo bà đang xá dài sắp sửa sụp xuống dường như là muốn đảnh lễ  thầy, thầy vội vàng xá chào lại và khoác tay ngăn không cho bà sụp xuống. Bà dừng lại , không sụp xuống nữa nhưng vẫn nghiêng ḿnh thi lễ, xá dài thật sâu xong đứng qua một bên, chẫm răi nói:

- Mô Phật, bạch thầy, xin tha cho già cái tội đường đột, t́m đến cốc thầy mà không báo trước, cũng không đợi thầy cho phép mà đă tự tiện vào đây thật là không phải, nhưng v́ có chuyện vô cùng hoan hỷ với thầy không thể không thưa thốt vài câu, già  không c̣n cách nào khác, đành phải vượt qua tỵ hiềm thất lễ với thầy, xin thầy rộng lượng.

 Lúc này thầy mới nh́n kỹ lăo bà, trông dáng dấp bà chắc độ khoảng ngoài năm mươi, thần sắc tươi nhuận, tuy mái tóc bạc phơ nhưng thái độ cử chỉ lăo bà rất nhanh nhẹn, bà vận y phục cổ Ấn một màu trắng tóat, tươm tất gọn gàng, không trang sức, khắp người toát  ra một phong thái phiêu nhiên. Thầy đáp lễ rồi xua tay mời bà trở lại chỗ ngồi bên án thư, thầy nói:

- Mô Phật, ấy chết, xin lăo bà chớ nói vậy, bần tăng không dám ! Xin mời bà an tọa và cho nghe duyên sự.

Lúc bấy giờ bà lăo lại xá thầy một lễ nữa rồi thụt lùi đến vị trí án thư. Bà chờ thầy ngồi vào chỗ của thầy xong mới ngồi xuống và thưa.

- Lẽ ra già không nên đến viếng thầy vào giờ này v́ e miệng đời đàm tiếu và cũng e rằng sẽ làm ...đứt giới của thầy, nhưng già biết thầy là người không câu nệ tiểu tiết, vả lại, cũng khó có cơ hội thuận lợi như hôm nay nên thôi th́, già biết già và thầy cũng biết thầy, già xin vắt tắt duyên sự. Phải nói rằng chiều nay t́nh cờ nghe được câu chuyện giữa thầy và thầy Devaguru, già vô cùng hoan hỷ, lúc ấy chỉ muốn ra mặt sadhu thầy một xá nhưng lại e làm kinh động đến thầy Devaguru nên già tạm thời nán lại, ẩn nhẫn đợi thầy về cốc .

Thầy Subhuti lúc này càng ngạc nhiên hơn, rơ ràng chiều nay khi thầy và thầy Devaguru trao đổi câu chuyện th́ nơi ấy không có ai khác hơn ngoài  hai thầy, chung quanh đấy cũng quang đảng không lùm bụi, vậy th́ bà lăo đang ở đâu mà lại nghe được các thầy nói chuyện, thầy chưa kịp lên tiếng th́ bà lăo tiếp.

- Già biết thầy đang tự hỏi làm sao già lại biết được câu chuyện giữa thầy và thầy Devaguru, nhưng già không có nhiều thời gian, cứ tạm để đấy sau này thầy sẽ biết, già xin được tiếp tục.

Giọng bà hơi có chút bất b́nh:

"Thầy biết không, già này lâu nay náu thân ở chỗ quê mùa, không có duyên may được thân cận bậc hiền trí, lại cũng không có đ́nh viện tự miếu nào cận kề,  bao năm lang thang trong cánh rừng Ma Ha Diễn, t́m măi một con đường, một lời dạy phá nghi giải độc cho già nẻo sáng lư chân mà nào có thấy,  lúc ấy già cứ phân vân tự trách, v́ ḿnh thiếu phước nên sinh ra dốt nát tối tăm, không hiểu được áo nghĩa kinh tạng chăng?. Quá nửa đời người, những nỗi dọc đường biết sao kể xiết, sắp tuyệt vọng th́  một ngày kia Ơn Phật ban cho, bỗng đâu gặp được cao nhân khai thị nên già mới biết được giáo pháp cội nguồn nguyên thủy, già vô cùng hoan hỷ, mừng quá đỗi  mừng, tưởng như đang cơn nắng hạn mà đổ xuống trận mưa rào, như t́m lại được mái nhà xưa, vô vàn trân trọng. Gần đây có cơ hội, được đi lại đây đó trên chốn giang hồ vơng giới, hiểu biết thêm ít nhiều, cảm nhận được những nỗi niềm bứt xúc của người đồng đạo, cái nỗi niềm không chỉ mới nảy sinh mà nó vốn có từ thuở Phật gia vừa tịch diệt và có lẽ ngàn sau cũng thế mà thôi. Già cũng lấy làm buồn, giống như lời thầy bộc bạch với thầy Devaguru vậy, mỗi khi các thầy cánh Nam đem kinh điển hai cánh  ra phân tích cho hội chúng thấy sự khác biệt th́ các thầy cánh Bắc kia cứ bảo là các thầy cánh Nam thiếu nghiên cứu kinh điển của nhánh Bắc, thậm chí cả hàng cận sự nam, cận sự nữ cũng dám lớn tiếng phê b́nh các thầy là không biết ǵ về kinh điển của cỗ xe to, thật là đáng buồn.

 Thầy nghĩ mà coi, phàm ở đời, bất cứ cái ǵ cũng đều có căn nguyên nguồn cội, mọi việc ở đời nếu không nương nhờ vào căn cội để mà phát triển th́ chỉ là những thứ ..trôi giạt lông bông, không biết đứt gốc ngày nào. Đời thường đă vậy, c̣n đối với con đường tâm linh nói chung và Phật Giáo nói riêng, nói thẳng tuồn tuộc là giữa Nam và Bắc, đâu mới là nguồn cội ? Nói về áo nghĩa kinh tạng th́ thú thật với Thầy, già không dám chen vào, việc đó dành cho các thầy, ở đây già chỉ xét về mặt xă hội thôi, về mặt đối nhân xử thế, về cách sống, cách học, cách hành Phật pháp, th́ phải nói rằng, nếu ai đó khoác cho ḿnh cái nhăn cỗ xe to mà đi mở miệng chê bai các thầy nguyên thủy không biết kinh điển cánh Bắc mới là kẻ đáng trách. Đáng trách ở chỗ chính họ mới là người thiếu nghiên cứu kinh điển Nam truyền, v́, nếu đă có nghiên cứu  Kinh Nam, đă thấu suốt th́ một hành giả, thức giả đúng đắn không ai lại có thể mở miệng chê bai như vậy được.

Không ai có thể chối căi rằng ba giỏ kinh Nam không phải là nguồn cội giáo lư Phật Đà, các thầy  nguyên thủy chăm chút giữ nguồn ǵn cội, cho rằng bao nhiêu kinh điển đó đă đủ cho một đời hành tŕ, không cần phải nghiên cứu thêm bất cứ ḍng giáo điển nào khác hơn th́ quả là hữu lư, điều này không hề đáng trách tí nào. Tuy nói là nói vậy, nhưng già biết, có rất nhiều thầy cánh Nam đă từng học hỏi, nghiên cứu kinh Bắc chán chê rồi mới quay trở về nguồn cội kinh Nam, vị cao nhân khai thị cho già là một trong những số người ấy, nói các thầy nguyên thủy không biết tí ǵ về kinh điển cỗ xe to th́ thật là không đúng chút nào. C̣n nhánh Bắc, đă không chịu nghiên cứu những ǵ gọi là nguồn cội của giáo thuyết mà ḿnh đang theo đuổi, lại c̣n mở miệng chê ỏng chê eo, điều này chẳng khác nào một đứa con sinh ra trong gia đ́nh nghèo khó, cha mẹ không nuôi đem cho người khác, những mong cho nó có một đời sống tốt đẹp hơn, vậy mà,  lớn lên rồi, chẳng những không t́m về đáp đền ơn sinh thành  mà c̣n mở mồm chê cha mẹ nghèo khó, chối bỏ nguồn cội. Mà nguồn cội giáo điển Phật đà đâu phải là một căn nhà cha mẹ nghèo khó. Đấy mới là điều đáng trách. Và, nếu như là một Phật tử b́nh thường, không hiểu biết nhiều th́ cũng không nói làm chi, riêng đối với chư vị đầu tṛn áo vuông, nếu đă đứng vào hàng Thích tử mà chối bỏ nguồn cội của ông cha ḿnh th́ là điều đáng tiếc vậy. Nói đến hàng Thích tử trong cánh Bắc thức thời, có lẽ Phật Giáo Đông Độ đi trước Vạn Xuân một vài dặm đường rồi, không biết thầy có thấy vậy chăng? Già trộm biết Phật Giáo Đông Đài có những người như Ngài Ấn Thuận, Ngài Thánh Nghiêm thật là cái may mắn của chúng sinh nơi đó vậy v.v... Nghe đâu các Ngài ấy kêu gọi Phật tử nên trân trọng và t́m hiểu ba giỏ kinh tạng trong việc học Phật v́ đó là cốt tủy Phật pháp, riêng bản thân các Ngài th́ các Ngài cũng chủ trương một tịnh độ nhân gian chớ không hề ...hứa hẹn với đồ chúng một ..cực lạc xa vời. Ở xứ Luy Lâu kia trong một thời đại nào đó, có  thầy Suryametta thuộc cánh Bắc nhưng thầy ấy cũng cổ xúy và giảng giải kinh Nam cho đồ chúng rất nhiều, thầy Suryametta cũng bài bác một số quan điểm vô lư trong kinh Bắc, mà rồi thầy cũng bị một số chư tôn thiền đức khiển trách về việc này, thiệt là đáng buồn vậy, nhưng biết sao hơn.... Bà lăo dứt lời ngó lên thầy mà dường như đôi mắt già rưng rưng ngấn lệ. Thầy chưa biết nói ǵ và cũng chưa kịp nói ǵ th́ bà đă đứng lên thủ lễ, thầy cũng đứng lên.

- Mô Phật, bạch thầy, một lần nữa xin thầy rộng lượng tha cho già tội đường đột, già phải đi rồi, nếu có duyên tương lai c̣n hội ngộ. " 

Lời vừa dứt, tay vừa xá một xá dài xong  là chân bà đă lướt ra đến cửa, thầy Subhuti hoàn toàn ở trong thế bị động, không kịp có bất cứ phản ứng nào, thầy muốn giữ bà lại để bộc bạch vài câu mà rồi không kịp nữa, thầy đành đưa bà theo ra đến cửa, lúng túng thế nào thầy vấp vào ngạch cửa đau điếng, giật ḿnh.

Mở mắt ra, thầy thấy ḿnh vẫn đang ngồi kiết già trên thiền sàng, bất giác, thầy hướng mắt về án thư, chỗ ngồi của lăo bà khi năy, một mảnh trăng khuya mờ nhạt nằm vắt vẻo trên lưng ghế, cỗ trà cụ của thầy dường như lăng đăng hơi sương, thầy cúi xuống, cái chân bên phải của thầy tê cứng, thầy phải thay đổi oai nghi mới được.

 


| Trang Văn Học |

© 2007 hatcat79.com. All Rights Reserved.