Home


 

  Thuật đề pḥng “cột vẹo nhà xiêu”

“Pḥng bệnh hơn chữa bệnh” đó là câu nói của cổ nhân nhưng ở thời nào cũng đúng! Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta thường không quan tâm nhiều đến giai đoạn pḥng ngừa để đến lúc phát bệnh mới nhận ra sự quư giá của lời khuyên này

Bs. Lê Hùng                                                 

Phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM

 Theo y học cổ truyền (YHCT) giữa vùng thắt lưng và tạng thận có mối liên hệ rất mật thiết. V́ vậy khi bệnh nhân đau lưng, các thầy thuốc YHCT cho rằng tạng thận của bệnh nhân ấy đang bị hư suy (tạng thận theo quan điểm của YHCT hoàn toàn khác với hai trái thận theo quan điểm của y học hiện đại, người bệnh không được nhầm lẫn để rồi lo âu sợ hăi rằng hai trái thận của ḿnh đă bị hỏng!).

Giữ cho tinh thần thư thái

Theo YHCT, “khủng thương thận” có nghĩa là những lo âu sợ hăi sẽ làm tổn thương tạng thận và không sớm th́ muộn cũng gây đau vùng thắt lưng. Cuộc sống đầy lo âu, bất trắc, mỗi người đều phải lao vào công việc, lao vào những toan tính hơn thua, được mất… thế nên muốn pḥng bệnh đau thắt lưng, việc đầu tiên là nghĩ đến một cuộc sống thư thái cả về tinh thần lẫn thể chất, làm sao phải được lao động trong trạng thái thỏa măn, an vui. 

Mọi áp lực trong cuộc sống đều phải dùng ư thức để chuyển hóa chúng thành những stress dương tính (positive stresses), đó là những kích thích mang tính thách thức và đầy niềm phấn khích giúp chúng ta hăng say làm việc để đạt đến thành công. Muốn có trạng thái tâm lư này chúng ta nên nghiên cứu triết học Đông Phương, thực tập thiền định và tư duy tích cực (positive thinking) để khi nào cũng thấy lạc quan, yêu đời, không bị “cuốn đi” v́ áp lực công việc. Đạt đến tâm thái như vậy chúng ta sẽ pḥng và hạn chế được  bệnh tật nói chung, đặc biệt bệnh đau vùng thắt lưng.

Luyện tập cơ vùng thắt lưng và bụng

Tiếp đến phải có ư thức tập luyện cho các cơ vùng thắt lưng và cơ vùng bụng thật khỏe mạnh. Chúng ta biết rằng cột sống vùng thắt lưng được giữ vững bằng hệ thống cơ, dây chằng, các cân mạc cạnh cột sống cũng như sự trợ giúp của các cơ vùng bụng (khi nâng vật nặng), nếu hệ thống này khỏe mạnh sẽ giúp cho cột sống vững chắc hơn rất nhiều, đặc biệt khi phải làm những công việc nặng nhọc. Trong trường hợp hệ thống cơ nói trên yếu nhăo, không giữ cho cột sống được vững chắc, hệ quả tất yếu sẽ gây đau vùng thắt lưng.

Có nhiều phương thức để tập luyện hệ cơ vùng thắt lưng và cơ vùng bụng, dưới đây là một số bài tập rất đơn giản để bạn đọc có thể tập mọi lúc mọi nơi.

1.Tập ở tư thế ngồi:

Bạn có thể ngồi trên giường có nệm cứng hay trên một tấm thảm ở tư thế hoa sen (kiết già), bán hoa sen hoặc ngồi xếp bằng tùy thích, hai bàn tay để sau lưng, bàn tay trái nắm lấy cổ tay phải, hít vào ưỡn người thẳng lên và thở ra cúi gập người xuống cho đến khi trán đụng vào mặt giường. Nếu trán không thể chạm đến mặt giường, không nên quá cố gắng, cứ kiên nhẫn tập luyện cho đến khi vùng thắt lưng dẻo dai hơn, trán của ta sẽ chạm mặt giường. Nếu không thể ngồi xếp bằng trên một một mặt phẳng, ta có thể ngồi trên một chiếc ghế b́nh thường, hai tay đặt song song trên hai đùi hoặc đặt sau lưng rồi cúi - ưỡn người như đă nói trên.

2.Tập ở tư thế đứng:

 Đứng thẳng người, hai bàn chân ngang bằng hai vai, vươn hai tay thẳng lên cao, ưỡn người ra sau, hít vào và cúi người xuống phía trước, thở ra.

3. Tập ở tư thế nằm:

Nằm ngửa thoải mái, hai tay khoanh trên ngực (hoặc đan hai bàn tay lại với nhau và để phía sau đầu) hai chân duỗi thẳng, cố gắng ngồi thẳng dậy (hai chân vẫn duỗi thẳng). Sau đó nằm ngửa trở lại, hai tay đặt song song hai bên thân (đầu và thân trên giữ yên) đưa thẳng cả hai chân lên cao.  Bài tập này giúp cho các cơ bụng mạnh lên rất nhiều, đồng thời làm mất lớp mỡ bụng giúp cho bụng thon, săn chắc.

Nằm sấp, hai chân thẳng, hai tay đặt tự nhiên hai bên thân ḿnh rồi ngóc đầu dậy, kèm theo ưỡn luôn cả nửa thân trên (có thể dùng hai tay để giúp cho độ ưỡn người này nhiều hơn). Sau đó nằm sấp như trước, nâng hai chân lên càng cao càng tốt (có thể có sự trợ giúp của hai tay để chân được nâng cao hơn nữa). Cách tập này làm cho vùng cơ thắt lưng mạnh và săn chắc hơn. Tất cả những thao tác trên đều được lập lại nhiều lần tùy vào thời gian và sức khỏe của từng cá nhân. 

Giữ ấm cơ thể

Theo YHCT, tạng thận không thích lạnh, “Thận ố hàn” v́ vậy để bảo vệ cho chức năng của tạng thận luôn được khỏe mạnh cũng như pḥng tránh bệnh chứng đau vùng thắt lưng, cần giữ ấm cho cơ thể. Làm việc trong môi trường lạnh tự nhiên hay lạnh nhân tạo (lạnh do máy lạnh) chúng ta nên tránh để bị nhiễm lạnh, đặc biệt là giữ cho vùng thắt lưng và vùng bụng luôn ấm áp. Nên ăn những thức ăn có tính ấm, (rất nhiều thực phẩm có tính ấm và bổ thận cần chú ư để sử dụng như cật heo, thận ḅ, thịt dê, ngọc dương và các loại dược thảo) tránh ăn nhiều thức ăn có tính lạnh hay trong trạng thái lạnh (ăn những thức ăn để trong tủ lạnh mà không hâm nóng). Tránh uống nhiều nước đá lạnh hay những thức uống lạnh.

Pḥng bệnh ở mọi hoạt động

Làm những công việc quá nặng, thực hiện một số thao tác như nâng, xoay… những vật nặng quá sức hoặc những công việc cần phải ngồi, đứng, hay đi lại liên tục đều có ảnh hưởng đến tạng thận, tạng can, đởm (hệ thống cân cơ và dây chằng theo YHHĐ) và cuối cùng không sớm th́ muộn sẽ đưa đến đau và thoái hóa vùng thắt lưng. V́ vậy chúng ta nên chú ư pḥng bệnh đau thắt lưng trong tất cả mọi hoạt động hàng ngày. Muốn nâng một vật nặng cần thực hiện đúng kỹ thuật như sau: hai chân dang rộng với khoảng cách thích hợp, hạ thấp người bằng cách khuỵu hai gối xuống, hai tay ôm lấy vật nặng và kéo càng sát vào người càng tốt. Hít một hơi dài rồi nín lại, thót bụng, giữ lấy cột hơi đă hít vào ở vùng bụng (chủ yếu vùng đan điền - dưới rốn hai cen ti mét), cột sống luôn giữ ở tư thế thẳng đứng, nâng vật nặng lên từ từ bằng cách đứng thẳng người dậy trên hai đầu gối, khi hoàn tất thao tác nâng mới thở ra. Nếu nâng một vật nặng kéo dài phải thở sao cho phù hợp để lực nâng của các cơ vùng bụng không bị ảnh hưởng. Khi nâng một vật nặng nếu chúng ta cúi, ưỡn hoặc nghiêng về một phía nào đó  th́ trọng lượng của vật nặng tác động lên cột sống đang ở trạng thái cong như thế rất nguy hiểm v́ khi ấy lực tác động lên cột sống sẽ tăng lên gấp nhiều lần và nó không c̣n được dàn trải đều trên bề mặt của các khớp đốt sống. Hậu quả là nhân nhầy của đĩa đệm sẽ bị đẩy về một phía và khi cột sống không c̣n chịu đựng nổi nữa th́ t́nh trạng thoát vị đĩa đệm, rách gân, dây chằng… là điều tất yếu sẽ xảy ra, mang lại những tổn thương nghiêm trọng cho vùng thắt lưng (có thể phải điều trị bằng phẫu thuật).

Tư thế ngồi lâu khi làm việc cũng ảnh hưởng đến vùng thắt lưng. Chính v́ vậy chúng ta phải chọn tư thế ngồi thích hợp, cột sống thắt lưng luôn phải thẳng hoặc tựa nhẹ vào thành ghế, hai chân buông lơi thoải mái và tư thế của đầu hoặc hai tay làm việc cũng phải phù hợp. Nếu các bạn làm việc liên tục trong khoảng 1 giờ nên đứng dậy đi tới đi lui khoảng 5 phút để cho khí huyết lưu thông.

Trong trường hợp phải làm việc ở tư thế đứng kéo dài, bạn nên t́m cách thay đổi tư thế, hoặc t́m cách di chuyển phù hợp, và nếu có thể cần t́m cách ngồi nghỉ sau khi đứng khoảng 30 phút đến một giờ . Tuy nhiên với những công việc như tiếp tân, bảo vệ cho các cơ quan, khách sạn… bắt buộc phải đứng liên tục tại chỗ trong nhiều giờ liền, thú thật tôi vẫn chưa t́m ra lời khuyên nào cho phù hợp. Có lẽ nếu bạn đă bị đau vùng thắt lưng đến mức bạn không chịu nổi… th́ đành chuyển nghề!

 Nghệ thuật nghỉ dưỡng chung cho cột sống cũng như toàn thân được tóm gọn lại trong một câu như sau: “Khi đang đi, nếu có thể đứng lại hăy đứng lại, khi đang đứng, nếu có thể ngồi được th́ ngồi xuống, khi đang ngồi, nếu có thể nằm được th́ nằm xuống, khi đang nằm, nếu có thể ngủ được th́ hăy ngủ hoặc nhắm mắt dưỡng thần”. Đấy là đạo tồn vong cho cơ thể của chúng ta trong cuộc sống luôn bận rộn, hối hả ngày nay.             

 

Bạn đọc có nhu cầu tư vấn về sức khỏe, vui ḷng liên hệ theo e-mail: suckhoe@thesaigontimes.vn

 


| Trang Y Học |

© 2007 hatcat79.com. All Rights Reserved.